Tag Archives: minh long

ƯU ĐIỂM CỦA BỀ MẶT LAMINATES

Laminates và các loại vật liệu phủ bề mặt đều có ưu nhược điểm riêng. Vậy tại sao ngày càng nhiều căn hộ – chung cư cao cấp sử dụng bề mặt laminates? Đặc tính của vật liệu này là gì?

Nếu bạn có một chiếc bàn đặt trong phòng khách, bạn sẽ chọn bề mặt nào? Kính, bàn gỗ tự nhiên, mặt bàn bóng hay laminates?

Nhiều gia chủ sẽ lựa chọn mặt bàn kính vì sự sang trọng và lịch sự của vật liệu này. Tuy vậy, kính khá nặng và dễ vỡ trong quá trình vận chuyển và tháo lắp. Dùng lâu ngày, trên mặt kính sẽ xuất hiện những vết ố vàng do nước ngưng đọng giữa lớp kính và bề mặt kê bên dưới trong quá trình sử dụng.

Gỗ tự nhiên là lựa chọn xưa nay thường được ưu tiên. Mặt bàn gỗ tự nhiên tạo vẻ đẹp chân thật, bề thế cho căn phòng. Nhưng nhiều người sau một thời gian sử dụng phải băn khoăn về sự cong vênh của gỗ. Nhiều vết ố từ trà và cà phê hay vết cháy từ tàn thuốc không thể làm sạch khiến bề mặt gỗ không còn mịn đẹp thẩm mỹ như ban đầu. Bên cạnh đó, gỗ tự nhiên cũng dễ bị mối mọt tấn công, đặc biệt là trong điều kiện thời tiết nóng ẩm như Việt Nam.

Nhiều căn hộ hiện đại sử dụng các chất liệu mặt bàn bóng như Acrylic hay các bề mặt tấm siêu bóng. Chất liệu này tạo cảm giác dễ chịu, sạch sẽ cho người dùng. Các nhà thiết kế, tuy vậy thường sử dụng bề mặt bóng với những màu đơn sắc trong các căn hộ hiện đại. Đặc biệt, Acrylic thường được ứng dụng lắp đặt tủ bếp tạo vẻ sang trọng, hiện đại cho không gian. Do vậy, không phải căn hộ nào cũng phù hợp với dạng vật liệu siêu bóng.

Vậy còn vật liệu phủ bề mặt laminates? Thực tế, tấm laminates thường được ép lên bề mặt gỗ công nghiệp bao gồm nhiều lớp giấy, mỗi lớp có chức năng riêng: giấy nền, giấy trang trí và lớp phủ bề mặt ở trên cùng. Các lớp giấy được nhúng keo melamine và được ép chặt với nhau dưới nhiệt độ cao và áp suất lớn tạo nên tấm vật liệu phủ chất lượng cao và có độ bền tốt.

Tấm laminates thu hút khách hàng bởi vẻ đẹp tự nhiên của nó. Thật vậy, vì được ép từ nhiều lớp giấy nên bề mặt tấm vật liệu có thể tạo được nhiều vân hoa văn sâu, đặc biệt là vân gỗ, tạo cảm giác chân thật khi chạm vào bề mặt. Không những mô phỏng được các bề mặt gỗ quý với những đường vân, mắt gỗ sống động, laminates còn thay thế được các bề mặt vân đá, vân xi măng, vân vải trang trí hay bề mặt bóng gương vô cùng độc đáo, phục vụ trong ngành décor – trang trí nội thất.

Hơn nữa, vì các lớp giấy đều được phủ keo melamine – một dạng keo nhựa trơ có tác dụng chịu nhiệt và chống xước hiệu quả, bề mặt này hạn chế đến mức tối đa các vết bẩn bề mặt mà gia đình bạn thường gặp phải như vết ố trà, cà phê, vệt tàn thuốc hay vết ố ngả vàng do sử dụng lâu ngày.

Đối với giới kiến trúc sư và tư vấn thiết kế – nội thất, laminates là vật liệu hữu dụng không thể bỏ qua trong các công trình hiện đại. Bề mặt cũng dễ dàng uốn cong (postforming) và cắt theo dạng tấm phù hợp ứng dụng trong nhiều bối cảnh thi công khác nhau.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6 Ý TƯỞNG CHO PHÒNG ĂN NHỎ

6 ý tưởng thiết kế nội thất cho phòng ăn nhỏ

Phòng ăn diện tích khiêm tốn luôn khiến bạn phải đắn đo, suy nghĩ trong việc chọn lựa và bố trí đồ đạc sao cho hợp lý mà vẫn phát huy đủ chức năng cần thiết.

6 ý tưởng thiết kế nội thất phòng ăn nhỏ nhỏ hết sức thông minh dưới đây của Kenli sẽ là những gợi ý giúp bạn có một không gian hoàn hảo nhất.

1. Bàn đá thạch anh chân vát gọn và ghế bọc da – bộ đôi hoàn hảo cho phòng ăn nhỏ

Đây là sự kết hợp cơ bản cho một căn phòng diện tích hạn chế. Với cách thiết kế nội thất thông minh như vậy, phòng ăn nhà bạn sẽ trở nên cực kỳ lãng mạn, tinh tế và vô cùng mát mẻ.


2. Lựa chọn những loại bàn ghế gập 

Sử dụng những món đồ nội thất phòng ăn nhỏ đa năng là xu hướng phổ biến trong thời gian gần đây.

Đó chính là giải pháp tối ưu cho những căn hộ diện tích không lớn lắm. Nếu như trong phòng ngủ có giường ngủ ẩn vào trong thì phòng ăn cũng có bàn và ghế gập tiện dụng đó!

3. Những bộ bàn ghế nhỏ có màu sắc tinh tế 

Những bộ bàn ghế nhỏ thường tạo cảm giác ấm cúng và quầy quần hơn. Tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể lựa chọn những chiếc ghế có màu sắc tươi mới có tay như chiếc ghế Eames của Kenli. Vừa khiến các thành viên thoải mái khi dùng bữa vừa tạo không khí vui tươi cho phòng bếp nhà bạn.

4. Bộ bàn ăn đồng nhất 

Nếu bạn có ý định sử dụng các loại kệ mở làm nội thất phòng ăn nhỏ thì nên chú ý sắp xếp đồ dùng ngăn nắp, đặc biệt tốt nhất là dùng kệ đồng nhất về kiểu dáng, màu sắc, họa tiết với bộ bàn ăn để căn phòng bắt mắt hơn.


5. Ghép ghế ngồi và kệ để đồ 

Kết hợp những ghế băng dài với kệ mở sẽ tiết kiệm được rất nhiều diện tích cho phòng ăn.

Hãy đặt ghế băng ở dưới kệ vì như vậy bạn vừa có chỗ để ngồi, lại vừa có nhiều không gian lưu trữ đồ đạc, không ảnh hưởng đến những khu vực khác.


6. Đặt bàn ăn chỗ nhiều ánh sáng 

Bạn biết đấy, khi có ánh sáng không gian sẽ trở nên sáng và rộng rãi hơn. Tuy nhiên đừng bố trí bàn ăn chỗ ánh sáng quá mạnh như vậy sẽ phản tác dụng ngay lập tức.


Với 6 cách đơn giản trên hi vọng bạn sẽ có một phòng ăn như ý!

THIẾT KẾ NỘI THẤT BẾP CHUNG CƯ CÓ NÊN LỰA CHỌN GỖ CÔNG NGHIỆP

 Gỗ công nghiệp là một trong những nguyên liệu được rất nhiều người lựa chọn hiện nay trong việc thiết kế nội thất, tuy nhiên có nên lựa chọn vật liệu này cho thiết kế nội thất bếp chung cư hay không còn là câu hỏi khiến khá nhiều người băn khoăn. Trong bài viết ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về việc lựa chọn chất liệu đồ nội thất cho thiết kế phòng bếp. 

Có nên lựa chọn gỗ công nghiệp cho thiết kế nội thất bếp chung cư

Nội thất phòng bếp luôn là một không gian rất được chú trọng, luôn mong muốn tạo được sự thoáng đãng, hiện đại cũng như tiện lợi nhất cho thiết kế nội thất bếp chung cư. Giúp cho người nội trợ cảm thấy thoải mái hơn và thích thú hơn khi nấu nướng hay dọn dẹp trong không gian phòng bếp. Chính vì điều này, ngoài việc lựa chọn, sắp xếp và bài trí đồ nội thất một cách hợp lý bạn nên quan tâm đến chất liệu sử dụng cho phòng bếp. Những đồ nội thất được làm từ kính, đá, hay gỗ là điều cần chú ý.

Bạn hoàn toàn có thể lựa chọn đồ nội thất được làm từ gỗ công nghiệp thay vì lựa chọn đồ gỗ tự nhiên đắt đỏ. Với công nghệ hiện đại, phát triển thì hiện nay trên thị trường có rất nhiều mẫu mã sản phẩm gỗ công nghiệp đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng và có thể đáp ứng tốt hơn cả đồ gỗ tự nhiên phù hợp cho thiết kế nội thất bếp chung cư. Từ việc dễ dàng đưa ra các thiết kế theo yêu cầu và đáp ứng được các thiết kế mới lạ với màu sắc đa dạng giúp làm hài hòa được không gian. Ngoài ra còn rất đa dạng về chất liệu từ chất liệu chống thấm, chống nước, chịu nhiệt… thì gỗ công nghiệp có thể sẽ tốt hơn khá nhiều loại gỗ khác.

Cách lựa chọn đồ gỗ cho thiết kế nội thất bếp chung cư

Để lựa chọn cho thiết kế nội thất bếp chung cư những đồ nội thất với chất liệu gỗ công nghiệp bạn cần chú ý đến yếu tố chất liệu đầu tiên. Với phòng bếp là nơi thường khá mùi và tiếp xúc nhiều với nước, nhiệt độ cao vì vậy mà khi lựa chọn đồ nội thất gỗ công nghiệp bạn nên lựa chọn những loại gỗ như gỗ Laminate, gỗ PVC, gỗ Acrylic… Đây đều là những loại gỗ có sự độ bền cao, đẹp và có khả năng chống ẩm, nước, chịu nhiệt cao rất phù hợp với không gian phòng bếp.

Bạn cũng nên lựa chọn những màu sắc hợp lý để giúp hài hòa nhất với không gian tổng thể. Tuy nhiên, bạn nên lựa chọn những màu sắc có dễ dàng phát hiện vết bẩn như trắng, màu kem hoặc có thể sử dụng những màu tối nếu bạn không muốn vết bẩn gây ố hay làm mất thẩm mỹ cho căn bếp của mình. Bạn hoàn toàn có thể yên tâm lựa chọn màu sắc theo ý thích mà không cần quan tâm nhiều vì với gỗ công nghiệp, màu sắc và chất liệu bề mặt rất đa dạng không giống như gỗ tự nhiên.

Tiết kiệm chi phí và đưa đến những thiết kế mới lạ

Lựa chọn thiết kế nội thất chung cư với phòng bếp với chất liệu gỗ công nghiệp giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều chi phí vì gỗ công nghiệp thường có giá cả hợp lý và rẻ hơn nhiều so với gỗ tự nhiên. Ngoài ra, với gỗ công nghiệp bạn có thể thiết kế được rất nhiều những kiểu dáng mới lạ hoặc những đồ nội thất thông minh giúp tiết kiệm được không gian đem đến cho không gian thiết kế nội thất bếp chung cư sự thoáng đãng, thoải mái và có được sự hiện đại và sang trọng.

Kết luận

Với những điều trên bạn hoàn toàn nên lựa chọn đồ gỗ công nghiệp cho thiết kế nội thất bếp chung cư của mình nếu muốn có được một không gian bếp đẹp, sang trọng, tiết kiệm không gian và chi phí. Nếu bạn đang tìm kiếm cho mình những thiết kế nội thất nhà bếp đẹp hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí và có được những thiết kế như mong muốn.

SO SÁNH ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA CÁC LOẠI GỖ CÔNG NGHIỆP

1. Gỗ dán (Plywood):

+ Cấu tạo: Nhiều lớp gỗ mỏng ~1mm ép chồng vuông góc với nhau bằng keo chuyên dụng

+ Tính chất: Không nứt, không co ngót, ít mối mọt, chịu lực cao. Có gỗ dán thường, gỗ dán chịu nước phủ phim, phủ keo. Bề mặt thường không phẳng nhẵn

+ Độ dày thông dụng: 3mm, 5mm, 6mm, 8mm, 10mm, 12mm, 15mm, 18mm, 20mm, 25mm

+ Ứng dụng: Gia công phần thô đồ nội thất gia đình, văn phòng, quảng cáo, làm lõi cho bề mặt veneer. Loại chịu nước làm copha, gia cố ngoài trời…


2. Gỗ ván dăm (OKAL):

+ Cấu tạo: Gỗ tự nhiên xay thành dăm, trộn với keo chuyên dụng và ép gia cường theo quy cách.

+ Tính chất: Không co ngót,  ít mối mọt, chịu lực vừa phải. Bề mặt có độ phẳng mịn tương đối cao. Loại thường các cạnh rất dễ bị sứt mẻ, chịu ẩm tương đối kém. Loại chịu ẩm thường có lõi màu xanh.

+ Độ dày thông dụng: 9mm, 12mm, 18mm, 25mm

+ Ứng dụng: Gia công phần thô đồ nội thất gia đình, văn phòng, quảng cáo, làm cốt cho phủ MFC, PVC … làm lớp cốt hoàn thiện tốt cho nhiều loại vật liệu hoàn thiện bao gồm cả sơn các loại.


3. Gỗ MDF: Medium Density Fiberboar

+ Cấu tạo: Gỗ tự nhiên loại thường, nghiền mịn, trộn với keo chuyên dụng và ép gia cường theo qui cách.

+ Tính chất: Không nứt, không co ngót,  ít mối mọt, tương đối mềm, chịu lực yếu, dễ gia công. Bề mặt có độ phẳng mịn cao. Loại chịu ẩm thường có lõi màu xanh lá hơi lá cây

+ Độ dày thông dụng: 3mm, 4mm, 5mm, 6mm, 9mm, 12mm,15mm, 17mm,  18mm, 20mm, 25mm

+ Ứng dụng: Gia công phần thô đồ nội thất gia đình, văn phòng, quảng cáo, làm cốt cho phủ MFC, PVC … làm lớp cốt hoàn thiện rất tốt cho nhiều loại vật liệu hoàn thiện bao gồm cả sơn các loại.


4. Gỗ MFC Melamine

+ Cấu tạo: Lớp Melamine chịu nhiệt, cứng, có màu sắc, họa tiết phong phú được ép lên bề mặt gỗ VÁN DĂM hoặc MDF

+ Tính chất: Bề mặt chống chầy xước, chịu nhiệt rất tốt. Có loại phủ Melamine 1 mặt và 2 mặt

+ Độ dày thông dụng: 18mm, 25mm. Các độ dày khác là tùy vào đặt hàng, có thể làm MFC 1 mặt. Ván MFC còn có kích thước tiêu chuẩn khác : 1830mm Rộng x 2440mm x 18mm/25mm Dày

+ Ứng dụng: Gia công đồ nội thất, đặc biệt là nội thất văn phòng. Nhược điểm là hạn chế tạo dáng sản phẩm, sử lý cạnh và ghép nối. Cạnh chủ yếu hoàn thiện bằng nẹp nhựa sử dụng máy dán cạnh chuyên dụng.


5. Gỗ Veneer

+ Cấu tạo: Là gỗ tự nhiên được bóc thành lớp mỏng từ 0,3 – 1mm rộng 130-180mm. Thông thường được ép lên bề mặt gỗ dán plywood dày 3mm

+ Tính chất: Bản chất bề mặt cấu tạo là gỗ thịt, phù hợp với mọi công nghệ hoàn thiện bề mặt. Độ cứng phụ thuộc nhiều vào sử lý PU bề mặt.

+ Độ dày thông dụng: tấm ép sẵn 3mm hoặc có thể theo đặt hàng.

+ Ứng dụng: Là vật liệu hoàn thiện rất đẹp cho nhiều sản phẩm nội thất. Giống gỗ tự nhiên, giá thành cạnh tranh, tạo hình phong phú


6. Gỗ ghép

+ Cấu tạo: Những thanh gỗ nhỏ ( thường gỗ cao su, gỗ thông, gỗ xoan, gỗ keo, gỗ quế, gỗ trẩu) sử dụng công nghệ ghép lại với nhau thành tấm

+ Tính chất: Rất gần với các đặc điểm của gỗ tự nhiên

+ Độ dày thông dụng: 12mm, 18mm

+ Ứng dụng: Sản xuất đồ nội thất gia đình và văn phòng.


NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA PHONG CÁCH NỘI THẤT HIỆN ĐẠI

Những đặc điểm của phong cách nội thất hiện đại

Hiện đại là một sự đoạn tuyệt mạnh mẽ với kiến trúc cổ điển, thể hiện một lối tư duy mới của sự phát triển bùng nổ của các xã hội châu Âu cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20.

Các công trình khác nhau có đặc điểm tương đồng về sự đơn giản trong bố cục hình khối, không gian, tổ chức mặt bằng tự do, mặt đứng… loại bỏ việc sử dụng các họa tiết trang trí của trường phái cổ điển cũng như việc sử dụng các vật liệu hiện đại như kính, thép, nhôm, bê tông, gạch.

Sử dụng màu sắc trong phong cách hiện đại

Màu sắc trong phong cách hiện đại chủ yếu sử dụng những màu trắng, màu be, nâu, đen làm màu chủ đạo. Những màu sắc trung tính này khi phối hợp với các màu nhấn mạnh và đường nét tinh tế sẽ tạo nên một không gian sang trọng, hiện đại. Trong phong cách thiết kế nội thất hiện đại thì đồ đạc cũng là một yếu tố cực quan trọng. Việc lựa chọn đồ đạc phải vừa tối ưu được công năng sử dụng lại phải lựa chọn màu sắc sao cho phù hợp nhất với tone màu chung của căn phòng.

Có rất nhiều cách lựa chọn màu sắc theo phong cách này mà nếu áp dụng, hiệu quả của nó chắc chắn vượt ngoài sức tưởng tượng của bạn. Những lựa chọn ấy có thể là hệ màu mạnh với sắc đỏ làm trung tâm, hệ màu tươi sáng cùng màu vàng, da cam làm chủ đạo, hệ màu cổ điển với màu phấn trang nhã hay hệ màu mềm mại cùng sắc hồng dịu…
Dù có lựa chọn hệ màu nào đi chăng nữa, bạn cần chú ý điều quan trọng là phải đảm bảo sự thống nhất, hài hòa, chú trọng cảm giác chỉnh thể cũng như lựa chọn màu sắc theo đặc thù từng không gian.

Đặc điểm về vật liệu trong phong cách hiện đại

Phong cách hiện đại chủ yếu sử dụng vật liệu công nghiệp như chrome, kính và bê tông, những vật liệu được tạo ra từ công nghệ hiện đại. Tuy nhiên những vật liệu được tạo ra từ công nghệ hiện đại thường được ưu tiên sử dụng hơn. Những vật liệu này giúp không gian của bạn toát lên vẻ sang trọng, hiện đại mà không một phong cách nào có được.


Đặc điểm về phân chia không gian trong phong cách hiện đại

Trong thiết kế nội thất hiện đại, những không gian mở có chủ ý được quan tâm. Những thiết kế nội thất 2 trong 1 hay 3 trong một thường xuyên được tìm thấy. Thiết kế nội thất liên không gian nhằm mục đích tiết kiệm diện tích cho căn hộ. Tối ưu công năng và tận dụng tối đa không gian.

Đồ đạc nội thất trong phong cách hiện đại

Đồ dùng nội thất theo phong cách hiện đại chủ yếu dựa vào tính năng của nó. Đơn giản là ngôi nhà của bạn cần những thứ gì thì cung cấp thứ đó. Thế nhưng, không phải là bạn mang hết những đồ dùng nội thất ngoài cửa hàng vào trong ngôi nhà của bạn. Việc lựa chọn đồ nội thất phải có những tính toán rõ ràng để vừa cung cấp đủ công năng lại tiết kiệm diện tích và đảm bảo được tính thẩm mỹ.

Với những ngôi nhà mang phong cách hiện đại, việc lựa chọn đồ dùng gia đình chủ yếu dựa trên thiết kế mang tính chức năng, đường nét giản lược thanh thoát, màu sắc tương phản mạnh. Đồ nội thất hiện đại được sắp xếp hợp lý với các bề mặt được đánh bóng, mịn màng và bóng mượt. Các chi tiết rất đơn giản, gọn gàng.

Mỗi chi tiết hoặc đồ đạc cần có không gian riêng của nó, nổi bật khi đứng một mình và hòa hợp với tổng thể, nên coi mỗi đồ vật là một tác phẩm và không bố trí theo kiểu chồng chất. Có thể trình bày táo bạo với cả đồ đạc và các chi tiết. Mạnh dạn sử dụng các mảng lớn, hình khối cơ bản, màu sắc rõ ràng.

 

SỰ KHÁC BIỆT CỦA GỖ CÔNG NGHIỆP MELAMINE VÀ LAMINATE

Định nghĩa

Gỗ công nghiệp Melamine hay còn gọi là gỗ MFC – Melamine Faced Chipboard là một loại ván công nghiệp được phủ lớp Melamine.

Gỗ Laminate là một loại ván Công nghiệp được phủ Laminate. Laminate hay còn gọi là Formica, có tên khoa học là High-pressure Laminate (HPL).

Cách phân biệt gỗ công nghiệp Melamine và Laminate

Gỗ công nghiệp Laminate và Melamine đều là vật liệu trang trí bề mặt phổ biến trong lĩnh vực gia công đồ gỗ đặc biệt là nội thất văn phòng như bàn làm việc, tủ, vách ngăn văn phòng…nhưng rất nhiều người vẫn thường lẫn lộn chúng với nhau, gọi melamine là laminate và ngược lại. Trên thực tế, hai loại vật liệu gỗ này rất khác nhau. Cụ thể như sau:

Gỗ Melamine được làm từ giấy phim in màu hoặc vân gỗ sau khi được ngâm qua keo Melamine trong suốt thì được sấy khô và ép dán trực tiếp bằng máy ép nhiệt lên bề mặt cốt gỗ. Lớp nhựa Melamine được phủ ngoài có tác dụng chống mài mòn, chống chầy xước, chống thấm nước…

Gỗ Laminate tuy được nhắc đến như là một vật liệu bề mặt đặc biệt và có thể chịu lửa nhưng nó chỉ có tính năng chịu lửa ở mức độ nhất định chứ không hoàn toàn chống lửa. Gỗ dán laminate là gỗ tấm (ván dăm hoặc ván sợi MDF) được dán bên ngoài bằng laminate, sau đó trải qua quá trình ép dán trong các xưởng gia công đồ gỗ.

Melamine khi sử dụng có thể ép dán trực tiếp lên cốt gỗ, còn laminate cần phải lăn qua keo và ép ít nhất trong khoảng 1 ngày bằng máy ép mới có thể sử dụng. Nhiều xưởng sản xuất đồ gỗ không trang bị máy móc chuyên dụng nên ép tấm thủ công, khiến cho chất lượng gỗ dán Laminate không đảm bảo, dễ bị phồng rộp.

Đặc điểm khác biệt giữa Melamine và Laminate

Gỗ Laminate thông thường gồm ba lớp: lớp bề mặt, lớp giấy thẩm mỹ và lớp giấy nền (nhiều lớp giấy graft). Lớp bề mặt và lớp giấy thẩm mỹ được ngâm qua keo melamine, giúp cho Laminate có tính năng chịu xước, chịu mài mòn… Các lớp giấy graft tạo cho Laminate có tính dẻo dai và chống va đập tốt hơn, có độ dày tới 0.8 mm.

Gỗ Melamine chỉ có 1 lớp, khá mỏng. Cho nên, tính năng chịu xước, chịu mài mòn của Laminate cũng tốt hơn Melamine, giá cũng cao hơn Melamine.

Bảng so sánh giữa gỗ Laminate và Melamine

Gỗ công nghiệp Laminate                      Gỗ công nghiệp Melamine
  Màu sắc gỗ: Màu sắc khá phong phú, đồng đều, bề mặt đa dạng   Màu sắc phong phú, đồng đều, bề mặt đa dạng
Đặc tính uốn cong: Có thể uốn cong theo yêu cầu tạo dáng của nội thất quầy, kệ   Khá hạn chế về tạo dáng như các bề mặt cong, lượn
Khả năng chống chịu: Chịu lực cao, chịu chày xước, chịu lửa, chịu nước, chống mối mọt và hóa chất.  Tính năng chịu xước, chịu mài mòn thườngkém hơn Laminate
Tính chất khi kết hợp:  Có thế dán ép lên cốt gỗ (thông thường là gỗ MDF) trước để sản xuất đồ gỗ  Phải ép dán trực tiếp lên cốt gỗ thì mới dùng được (cốt là MDF hoặc ván dăm).
Độ bền màu:  Laminate là vật liệu bề mặt nhân tạo nên tính năng ổn định, không bị phai màu, biến màu, nứt hay thấm nước  Không bị phai màu, biến màu, nứt hay thấm nước.
Ứng dụng: Laminate được sử dụng khá rộng rãi để trang trí bề mặt cho sản phẩm nội thất như bàn ghế, giường tủ, sàn nhà, cầu thang, trần thả, vách ốp   Ứng dụng và phát triển không ngừng trong các sản phẩm đồ gỗ nội thất
Giá thành: Giá thành của một tấm laminate nhập khẩu (HPL hoặc Formica) cao nên đồ gỗ sản xuất ra cao hơn nhiều so với hàng làm từ Melamine  Gỗ Melamine được sử dụng trong nước hoặc nhập khẩu rẻ hơn  (cốt gỗ bề mặt đã được dán phủ Melamine) nên đồ gỗ sản xuất ra rẻ hơn so với hàng làm từ Laminate.

Mặc dù giá thành của nội thất gỗ laminate cao hơn melamine nhưng với những ưu điểm nổi trội mà chúng đem lại thì nếu bạn còn băn khoăn không biết sử dụng loại vật liệu nào trong 2 loại vật liệu trên thì chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng gỗ laminate.

Tuy nhiên, nếu gia đình bạn không có khả năng chi tiêu để lựa chọn sản phẩm này thì vẫn có thể lựa chọn nội thất bằng gỗ melamine vì nó vẫn hoàn toàn có thể đáp ứng về độ bền và giá trị thẩm mỹ, bạn có thể yên tâm mỗi khi sử dụng.